Chuyện nghề YTâm sự những CÂU CHUYỆN NGHỀ và Đôi điều MONG MUỐN...

Tâm sự những CÂU CHUYỆN NGHỀ và Đôi điều MONG MUỐN…
T

Một tuần nữa lại vừa trôi qua rồi… Anh Chị cùng các Bạn có trải nghiệm nào mới không? Chia sẽ cùng bác sĩ với nhé! Lúc sẽ chia, nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui lại được nhân lên vô bờ bến. Tin bác sĩ đi, Anh Chị cùng các Bạn nhé!
Với người thầy thuốc, những câu chuyện nghề-những mảnh đời đi qua luôn để lại nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Cuối tuần bên ly café, Bs xin được chia sẽ đôi điều trong những câu chuyện đó…

Những câu chuyện không ai giống ai…

➢ Một người quen gọi điền nhờ Bs tư vấn, Bố bạn ấy loanh quanh 50 tuổi, vào viện do tắc ruột vì….khối u quá to ở đại tràng, to đến mức các Bs ở Việt Đức không thể mổ cắt khối u một thì mà phải mổ cấp cứu giải quyết tắc ruột trước, khi ổn định mới mổ thêm một lần nữa để giải quyết khối u (mổ thì hai).
➢ Một Chị 44 tuổi đến khám BsKhánh vì đau nhức xương khớp, Bs giật mình khi nhìn phim xquang vì xương trong vắt như thuỷ tinh (loãng xương nặng), và kết qua đo mật độ xương cũng cho kết quả tương ứng. Khai thác tiền sử, Chị cắt tử cung và hai buồng trứng trên 15 năm, sau phẫu thuật không có thói quen đi kiểm tra sức khoẻ cũng như tư vấn sản phụ khoa-hocmon nội tiết định kỳ.
Bệnh ung thư phổi
➢ Một đồng nghiệp đang công tác ở một bệnh viên, chừng 40 tuổi đột ngột phát hiện mình bị ung thư giáp giai đoạn muộn, vừa mời đi mổ về.
➢ Anh công nhân tự do ngã giáo cao gần 10 mét do không mang đai bảo hiểm, chấn thương cột sống cổ liệt hoàn toàn tứ chi, lúc vào viện cả gia đình chỉ có loanh quanh 5 triệu trong người, nhà lại không mua bảo hiểm y tế. Con đường trước mặt gia đình anh ấy thật chông gai, trên vai anh ấy còn có người vợ và hai đứa con nhỏ nữa.
➢ A chồng chở vợ và hai con trẻ đi xe máy trên đường, cậu thanh niên lái xe tải vừa lái xe vừa cúi mặt nhắn tin điện thoại, tình huống khẩn cấp xảy ra, cậu thanh niên hoảng hốt đạp nhầm chân ga, ôtô lao vào xe máy. May mắn hai cháu bé chỉ bị xây xát nhẹ, đã đi học trở lại được, nhưng người vợ bị gãy một đốt sống lưng-vỡ hai mắt cá-vỡ xương gót..Cả nhà đang làm thủ tục để chuyển ra Việt Đức phẫu thuật.
Khám bệnh, đi mổ..đó là công việc hằng ngày, nhưng những câu chuyện này lại là những nốt nhấn trong một tuần vừa qua của bác sĩ..
BsKhánh không dám và cũng không đủ khả năng để tiên lượng thời gian tới cho mỗi bệnh nhân, nhưng có một điều bác sĩ mong muốn chia sẻ với mọi người đó là NHỮNG GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG. Vì biết đâu đó, phảng phất trong mỗi câu chuyện lại thấy một phần bóng dáng của chính mình, hoặc không may mắn mình vấp phải trong một ngày không xa, dù chẳng ai mong muốn điều đó.

Những điều dưới đây, Anh Chị cùng các Bạn đã làm chưa?

• Tham gia bảo hiểm y tế: Bs xin mọi người hãy tham gia bảo hiểm y tế, với một khoảng tiền không quá lớn hằng năm, nhưng đổi lại, bảo hiểm y tế là một sự bảo đảm tài chính khi chúng ta gặp những rủi ro về sức khoẻ bất ngờ. Công tác ở một trong những bệnh viên có lượng người tai nạn lớn nhất cả nước, bác sĩ hiểu được giá trí của bảo hiểm y tế trong những trường hợp đột ngột này, thực sự đó là một cứu cánh, Anh Chị cùng các bạn ạ. Có người nói để được hưởng bảo hiểm, thủ tục quá rườm rà. Mọi người yên tâm nhé! Trong những trường hợp cấp cứu này, hầu hết các bệnh nhân, bảo hiểm đều giải quyết.

Hãy xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho mình và người thân trong gia đình

• Xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho mình và người thân trong gia đình. Không quá tốn kém cả về thời gian và tiền bạc đâu, Anh Chị cùng các Bạn ạ: Siêu âm cái ổ bụng-tuyến giáp-tuyến vú (ở nữ)-tinh hoàn (ở nam) kết hợp xét nghiệm một ít máu, chụp cái xquang phổi, điện tim mất 5 phút, và rất quan trọng là nội soi toàn bộ đường ruột ít nhất 1 năm/1 lần. Như vậy là chúng ta đã đảm bảo kiểm tra được một tỷ lệ lớn các cơ quan quan trọng trong cơ thể rồi. Nếu ai cũng có ý thức trong việc này, sẽ chẳng có chuyện khối u làm tắc cả ruột, sẽ chẳng có chuyện một nhân viên y tế để khối u giáp phát triển đến giai đoạn muộn…Ở Việt Nam mình thời điểm hiện tại, những trường hợp phát hiện bệnh muộn như hai trường hợp kể trên đang là tình trạng phổ biến, đó là một nỗi buồn và tất cả chúng ta đều có trách nhiệm để làm thay đổi.
• Tự ý thức bảo vệ tính mạng mình, cho chính mình và cho cả những người thân yêu khi tham gia giao thông. Sống có trách nhiệm bằng cách tham gia giao thông có trách nhiệm. Có men rượu bia thì di chuyển bằng xe ôm, taxi hoặc có uống thì uống vừa phải- Đội mũ bảo hiểm-Tôn trọng luật và tôn trong người khác, nhường nhịn một chút khi tham gia trên đường, và đặc biệt là không dùng điện thoại khi lái xe vì chỉ có bộ óc của…Hít-le mới có thể cùng một lúc làm được nhiều việc, khi Bạn nhắn tin có nghĩa là xe bạn đang đi một cách vô định, và bất cứ lúc nào Bạn cũng có thể bị giật mình và gây tại nạn. Đừng tự tin vào chính mình ở khả năng này, Anh Chị cùng các Bạn nhé! Bs rất không muốn gặp mọi người ở….bệnh viện Việt Đức.
• Luôn có bảo hộ lao động khi đi làm, không đắt đỏ những sẽ phát huy giá trị lúc tình huống tai nạn xảy ra. Bs chứng kiến quá nhiều những công trường mà công nhân hàn xì, khoan đục, xây trát trên tầng 3, tầng 4 nhưng không đai lưng, không mũ bảo hộ, không găng tay, không kính.. Thậm chí cả quản lý khi vào thăm công trường, mũ bảo hộ lao động cũng không đeo. Vô tình viên gạch-thanh xà-chiếc kìm..trên cao rơi vào đầu thì sẽ ra sao? Tại sao lại tự đưa mình vào một tình huống có nguy cơ rủi ro cao trong khi tự mình có thể loại bỏ được điều đó. Các nước phát triển không phải vô cớ mà luôn đặt ưu tiên bảo đảm an toàn cho công nhân và cho mọi người là ưu tiên số 1, vì với họ, mạng người họ không bị coi nhẹ như ở ta.
• Xậy dựng kế hoạch tài chính cho gia đình, trong đó có quỹ y tế để đề phòng lúc ốm đau. Chúng ta kiếm tiền hằng ngày để ấp ủ mua quần áo-giày dép mới, để xây nhà to đẹp hơn, để mua xe đắt hơn, để tụ tập bạn bè thường xuyên hơn…Nhưng có mấy ai trích ra một khoản (dù nhỏ) hằng tháng để làm quỹ sức khoẻ phòng lúc ốm đau đột ngột, điều mà có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hãy tuỳ vào thu nhập hằng tháng của mình để cân đối, nhưng Bs khuyên mỗi gia đình nên có quỹ đó, nó thực sự rất cần thiết.
• Loãng xương không chừa một ai, với phụ nữ lại càng có nguy cơ cao sau tuổi tiền mãn kinh & mãn kinh. Đặc biệt, với phụ nữ có các bệnh lý sản-phụ khoa, có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ tử cung-phần phụ…thì nguy cơ loãng xương sớm là điều gần như rất khó tránh khỏi. Bs cũng không trách bệnh nhân được, vì nhiều người chưa biết điều đó. Vậy làm thế nào để mỗi chúng ta chủ động phòng tránh được điều này?! Tập thể dục thể thao hằng ngày là điều tối quan trọng trong dự phòng loãng xương, kết hợp tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu can-xi như trứng, các loại cá, tôm cua các loại, đậu nành, sữa chua và phô mai các loại, các loại rau củ có màu sắc sặc sỡ, các loại trái cây họ cam quýt…Với những Chị em có bệnh lý sản phụ khoa cần điều trị các loại (thuốc, cắt bỏ…) thì bắt buộc cần gặp bác sĩ để được tư vấn dự phòng loãng xương, có thể cân nhắc dung liệu pháp hocmon thay thế nếu cần thiết.
Những điều tâm huyết từ trái tim, rất mong Anh Chị cùng các Bạn suy ngẫm và đổi thay ít nhiều. Điều tận cùng mong muốn của Bác sĩ vẫn là mọi người được khoẻ mạnh để mỗi gia đình được an yên..
Trân trọng thật nhiều..
BsKhánh,

Previous articleTự sự
Next articleĐÔI DÒNG SUY NGHĨ!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Đừng bỏ lỡ

Bài viết mới

More article