Trượt thân đốt sống là một tổn thương rất thường gặp trong nhóm bệnh lý thoái hóa cột sống, đặc biệt cột sống vùng thắt lưng cùng. Tổn thương gây mất vững cột sống, đau thắt lưng và chèn ép các rễ thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì vùng mông và chân ở một hoặc hai bên. Những trường hợp trượt thân đốt sống nặng bệnh nhân có thể có biểu hiện yếu chân, teo cơ, đi lại khó khăn. Điều trị cơ bản là phẫu thuật bắt vít nắn trượt, giải phóng chèn ép thần kinh, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt, đưa cấu trúc cột sống về giải phẫu bình thường.
CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
- Tất cả các trường hợp trượt thân đốt sống thắt lưng mất vững có biểu hiện lâm sàng (đau lưng, tê bì hoặc đau chân, yếu chân, teo cơ..)
- Có những trường hợp bệnh nhân có trượt thân đốt sống nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng có thể cân nhắc theo dõi và điều trị bảo tồn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
- Loãng xương nặng (T-score ≤ -2.5 kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương do loãng xương)
- Các trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật như rối loạn đông máu, nhiễm trùng vùng cột sống phẫu thuật, bệnh lý nội khoa nặng nề (suy tim, hen phế quản nặng, cao tuổi, tiểu đường và cao huyết áp chưa điều trị ổn định..)
CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT
- Hồ sơ bệnh án: Đầy đủ theo quy định
- Người bệnh: Vệ sinh thụt tháo từ hôm trước, nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng.
- Phương tiện: Máy chụp X quang (C-arm), bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa cột sống, hệ thống vít cột sống, thanh giằng (Rod), bộ dụng cụ lấy xương ghép tự thân hoặc xương đồng loại.
- Cán bộ chuyên khoa: Phẫu thuật viên được đào tạo chuyên khoa sâu về phẫu thuật cột sống.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- BN nằm sấp, gây mê nội khí quản
- Kiểm tra trên C-arm vị trí phẫu thuật
- Rạch da đường giữa liên gai sau vùng phẫu thuật
- Bóc tách cân cơ cạnh sống, bộc lộ diện khớp và cung đốt sống hai bên
- Bắt vít qua cuống sống dưới sự kiểm soát của C-arm
- Giải phóng chèn ép rễ thần kinh (nếu có)
- Đặt thanh giằng (Rod), nắn trượt thân đốt sống
- Lấy đĩa đệm và ghép xương liên thân đốt (xương tự thân, xương đồng loại, xương nhân tạo)
- Siết ốc thanh giằng cố định
- Cầm máu
- Đặt dẫn lưu
- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu
- Mặc áo hỗ trợ cột sống
ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT
- Rút dẫn lưu sau 48h
- Dùng kháng sinh 5-7 ngày
- Ra viện sau 5-7 ngày khi bệnh nhân ổn định
- Mặc áo hỗ trợ cột sống đến thời điểm khám lại (4 tuần), thường bệnh nhân sẽ mặc áo hỗ trợ cột sống trong vòng 3 tháng.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tổn thương rễ thần kinh, màng cứng: Vá màng cứng
- Tổn thương động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới: Mở bụng xử lý tổn thương
- Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ, thay băng truyền dịch, nếu cần mổ lại làm sạch và để hở vết thương hoặc lắp máy hút liên tục.
Nguồn: Khoa phẫu thuật cột sống-Viện Chấn thương chỉnh hình-Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
toi da mo truot cot song duoc 3 thang nhung hien gio cot song con yeu va thay doi tu the dau lung thi ccung . bac si tu van giup toi voi nhe.
Chau bi xep dot song l1 duoc chi dinh mo cot song dung nep bit. GIO da 1,5th ma Chau van rat dau khi thay doi Tu the. Bsy Cho Chau hoi Tao Sao? Khi bao Chau hoat dong binh thuong duoc