Sức khỏe cho mọi nhàXoắn tinh hoàn: một trong trường hợp cấp cứu ngoại khoa ở...

Xoắn tinh hoàn: một trong trường hợp cấp cứu ngoại khoa ở trẻ em
X

Bác sĩ soạn bài viết này gửi đến những người Bố người Mẹ “Cấp Cứu Ngoại Khoa” hay gặp ở con trẻ, xoắn tinh hoàn!

Bệnh xoắn tinh hoàn

Trẻ em trai từ 10-25 tuổi luôn có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn bất cứ lúc nào, đó là hiện tượng tinh hoàn xoay quanh trục của chính nó, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn, nếu không được phát hiện & xử lý sớm, nguy cơ tinh hoàn thiếu máu-hoại tử & phải cắt bỏ tinh hoàn rất cao.

Bệnh lý xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu của chuyên khoa thận tiết niệu hay chuyên khoa Nam khoa, bệnh thường gặp ở nam giới trẻ tuổi với tỷ lệ khoảng 1/4000 người nam giới ở độ tuổi dưới 25 tuổi và là những nguyên nhân chính khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử hàng đầu, sau những chấn thương nặng nền tại cơ quan sinh dục.

Tại BV Việt Đức, hằng năm luôn gặp nhiều những trường hợp như vậy, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ các trường hợp, bác sĩ phải cắt bỏ tinh hoàn, đó là điều rất đáng tiếc.

Phân loại

Hiện nay xoắn tinh hoàn được chia làm 2 nhóm:

  • Thứ nhất là xoắn ngoài tinh mạc: loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn.
  • Thứ hai là xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.

Giải pháp dành cho bố mẹ

Khi con trẻ kêu đau một bên bìu và tinh hoàn, bất luận thế nào, các bậc phụ huynh cần cho cháu đến bệnh viên ngay, ở các BV Lớn, các bác sĩ sẽ SIÊU ÂM DOPPLER hệ mạch tinh hoàn để cho chẩn đoán chính xác & sớm nhất, ở các BV chưa có siêu âm doppler, các bác sĩ sẽ khám lâm sang và có thể mổ thăm dò trong trường hợp nghi ngờ, để loại trừ hoàn toàn tổn thương nguy hiểm này.

Nếu chắc chắn bị xoắn tinh hoàn, các bác sĩ cần mổ cấp cứu tháo xoắn-lập lại lưu thông máu nuôi dưỡng tinh hoàn ngay, có như vậy mới mong cứu được tinh hoàn của trẻ. Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh chưa biết hoặc chủ quan, để cháu ở nhà hoặc tự động dùng thuốc, theo dõi, tinh hoàn xoắn quá muộn, phải cắt bỏ tinh hoàn.

Nếu phát hiện & xử lý trước 6 tiếng, khả năng giữ được tinh hoàn lên đến 90%, tỷ lệ này giảm xuống còn 50% nếu để muộn quá 12 tiếng, càng để lâu nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn càng cao.

Rất mong Anh Chị cùng các Bạn ghi nhớ & chia sẻ bài viết này, cho chính con cháu chúng ta & cho cả cộng đồng.

Trân trọng!

BsKhánh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Đừng bỏ lỡ

Bài viết mới

More article