Bác sĩ chia sẻ đến Anh/chị 8 điều cần biết về ung thư vú, căn bệnh rất phổ biến và gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Đây là ung thư hay gặp số 1 ở phụ nữ
Chỉ riêng năm 2012 có tới 1.67 triệu phụ nữ mắc mới trên toàn Thế giới, chiếm đến 11.7 % tổng số các loại bệnh ung thư, điều đáng lo ngại là con số này đang có xu hướng gia tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa
Nam giới cũng có thể bị ung thư vú
Tỷ lệ ung thư vú ở nam giới trên dưới 1% các trường hợp. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu không chữa trị kịp thời.
Ung thư vú là một trong những căn bệnh phát hiện ra khi đã muộn
Ở Việt Nam, rất nhiều các trường hợp Chị em bị ung thư vú đều phát hiện muộn vì chưa có thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đặc biệt là những Chị em có nguy cơ bị ung thư vú cao (Trong gia đình có người bị ung thư vú, nếu trong gia đình có 2 người trở lên bị K vú thì nguy cơ của Bạn bị K vú rất cao. Phụ nữ sống độc thân, không sinh con hoặc không cho con bú. Tiến sử viêm, ápxe vú..)
Dấu hiệu ung thư vú
Những dấu hiệu chính nghĩ đến Bạn bị ung thư Vú: Có khối bất thường ở Vú, thay đổi mật độ vùng vú, núm vú bị tụt, núm vú chảy dịch bất thường, vú đau tức bất thường, da vú tấy đỏ-viêm lở…Thực sự khi vú của Bạn có những dấu hiệu này có nghĩa bệnh của Bạn đã để muộn. Bạn cần tạo thói quen đi khám sức khoẻ định kỳ, siêu âm & chụp xquang tuyến vú ít nhất 1 năm một lần mới dự phòng & phát hiện thật sớm các tổn thương nghi ngờ.
Khám ngay khi nghi ngờ ung thư vú
Khi Bạn nghi ngờ bị K vú, Bạn cần đi khám bác sĩ, siêu âm, chụp quang vú, chọc hút tế bào và sinh thiết để biết chắc chắn tình trạng tổn thương vú của mình, không do dự & để quá muộn
Phát hiện kịp thời là giải pháp tốt nhất
Với K vú, phát hiện sớm để phẫu thuật là giải pháp điều trị quyết định. Hiện nay giải pháp điều trị đích cũng cho kết quả rất khả quan.
Theo dõi kĩ lưỡng sau phẫu thuật
Hầu hết các Chị em sau phẫu thuật ung thư Vú thường chủ quan trong việc theo dõi tái phát, mỗi lần đi khám lại thường sơ sài, nên nhiều trường hợp bị ung thư vú tái phát & di căn xương, điều trị & tiên lượng sẽ rất kém. Mỗi lần khám lại & theo dõi Bạn cần khám vùng vú kỹ, siêu âm cẩn thận, xét nghiệm yếu tố gợi ý U CA 153 định kỳ, khám sản phụ khoa loại trừ ung thư nội mạc tử cung kèm theo, cần thiết chụp cộng hường từ vùng vú, xạ hình xương loại trừ ung thư vú di căn xương
Dự phòng ung thư vú
Ăn uống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc các loại hoá chất độc hại, tạo thói quen thể dục thể thao hằng ngày, sống “ủ mưu ít” & vui vẻ cười tươi mỗi ngày, cần tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/1 lần, với các trường hợp có nguy cơ cao (như đã nêu trên-mục 3) thì đặc biệt lưu ý đi khám & siêu âm tuyến vú thường xuyên. Bất luận trên siêu âm vú có nhân bất thường kích thước bao nhiêu, Bạn cũng nên sinh thiết loại trừ ung thư, vì ung thư không phụ thuốc tích thước khối u.
Hãy chia sẽ bài viết để giúp nhiều người biết thêm về căn bệnh này, Bạn nhé!
Chúc Anh Chị, các Bạn & gia đình có những ngày nghỉ cuối tuần vui & ý nghĩa!
Trân trọng,
Bác sĩ Khánh