Sau phẫu thuật bệnh lý cột sống: những vấn đề cơ bản bệnh nhân cần quan tâm
Chăm sóc tại bệnh viện
Bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống về cần được nằm trên giường cứng với gối kê đầu thấp, và nên cố gắng hạn chế vận động, xoắn vặn cơ thể trong 24h đầu tiên. Với những bệnh nhân phẫu thuật ở cột sống cổ thì vấn đề đeo nẹp bất động cột sống cổ (colier/collar) là bắt buộc, vì chức năng cột sống cổ rất linh hoạt nhưng cấu trúc lại lỏng lẻo, dễ tổn thương, đặc biêt là những trường hợp bệnh nhân vừa phẫu thuật xong. Vấn đề đại tiểu tiện sau mổ nên lựa chọn nằm và vệ sinh tại chỗ có người trợ giúp trong 24 đến 48h đầu sau mổ.
- Trong hai ba ngày đầu, những bệnh nhân gây mê nội khí quản có thể có cảm giác viêm đau, sưng tấy vùng hầu họng và ho, đó là hậu quả kích thích của ống nội khí quản trong quá trình gây mê. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc ngậm họng chống viêm thông thường sẽ cho kết quả tốt.
- Dẫn lưu vết mổ nhằm mục đích dẫn lưu ra ngoài hết những chất dịch và máu cũ còn đọng lại trong vết mổ, thường sẽ được rút sau mổ 48h khi hầu như không còn dịch chảy ra qua dẫn lưu. Nếu đến thời điểm đó, dẫn lưu còn tiếp tục ra dịch hoặc máu, bệnh nhân cần báo với phẫu thuật viên hoặc nhân viên y tế để đánh giá lại tình trạng vết mổ và loại trừ nguyên nhân chảy máu, rò dịch não tủy hoặc nhiễm trùng sớm sau mổ.
- Thông thường thay băng vết mổ 2ngày/1lần, những vết mổ đặc biệt (vết mổ lớn, thấm dịch nhiều, vết mổ nhiễm trùng..) thì chỉ định thay băng phụ thuộc vào phẫu thuật viên. Vết mổ diễn biến bình thường sẽ được cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày kể từ ngày mổ, hiện nay một số ca mổ với vết mổ nhỏ có thể phẫu thuật viên sẽ đóng vết mổ bằng chỉ tự tiêu nên bệnh nhân không cần bận tâm đến vấn đề cắt chỉ sau mổ.
- Với phẫu thuật cột sống, tình trạng vết mổ trong những ngày đầu đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng tấy đỏ, thấm dịch của vết mổ (biểu hiện tình trạng nhiễm trùng vết mổ sớm, cần điều trị kháng sinh tích cực), tình trạng tụ máu vết mổ (đặc biệt với phẫu thuật cột sống cổ đường trước, gây tăng tiết đờm dãi, khó thở..) và nguy cơ rò dịch não tủy (chảy dịch trong, không màu không mùi) để phát hiện và xử trí kịp thời. Chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện chảy máu ngay sau mổ cố định cột sống cổ, cột sống ngực gây nên tình trạng ứ đờm dãi, chèn ép khí quản, thực quản, suy hô hấp (ở cột sống cổ) và gây chèn ép tủy thần kinh cấp tính dẫn đến yếu, liệt hai chân (ở cột sống ngực), vì vậy vần đề theo dõi toàn trạng bệnh nhân, tình trạng dẫn lưu vết mổ (dẫn lưu bị tắc, tuột..) và tình trạng vận động cảm giác của bệnh nhân trong những giờ đầu sau mổ là rất quan trọng để phát hiện sớm và có giải pháp xử trí kịp thời (mổ cấp cứu lấy máu tụ, xoay hút dẫn lưu, thở oxy, thuốc tiêu đờm dãi, thuốc chống phù nề tủy..).
- Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện chảy dịch, sưng tấy vết mổ muộn sau mổ một đến hai tháng, những trường hợp này chúng ta cần khám xét và cho làm đầy đủ các xét nghiệm, cấy dịch vết mổ, kể cả chụp phim cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ nhằm đánh giá tình trạng nhiễm trùng muộn sau mổ, áp xe tại chỗ, lao cột sống..kèm theo.
- Một số tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê có thể gặp như bệnh nhân rét run, mạch nhanh, đau đầu..trong những ngày đầu sau mổ, những trường hợp này thường chỉ cần theo dõi sát, giảm đau tốt, thở oxy hỗ trợ (nếu cần) truyền dịch và điện giải đầy đủ, cân nhắc dùng Corticoid khi cần thiết.
- Vấn đề bí tiểu: ở những bệnh nhân có biểu hiện chèn ép tủy và rối loạn cơ tròn (đặt sonde tiểu) trước mổ thì vấn đề rút sonde tiểu sau mổ thường chưa thể giải quyết ngay trong những ngày đầu mà cần một quá trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và châm cứu kéo dài mới mong kích thích tình trạng cơ tròn và vận động bàng quang của bệnh nhân. Sonde tiểu lưu lâu trong bàng quang bệnh nhân cần được bơm rửa và thay sonde tiểu định kỳ kèm sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở những bệnh nhân được đặt sonde tiểu trong và sau quá trình phẫu thuật thì vấn đề rút sonde tiểu sau mổ cần được lưu tâm và giải quyết sớm. Thông thường bệnh nhân sẽ được rút sonde tiểu sau mổ 24 đến 48 tiếng, có thể chườm ấm và kẹp ngắt quãng để tập luyện chức năng co bóp bàng quang trước khi rút nhằm hạn chế nguy cơ phải đặt lại sonde tiểu.
- Vấn đề trướng bụng sau mổ: Một số trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện bụng trướng căng, gõ vang gây cảm giác tức thở và khó chịu. Các bạn có thể chườm nóng, xoa nhẹ trên bụng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hạn chế ăn uống cho đến khi trung tiện được. Trường hợp quá khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kích thích nhu động ruột, đặt sonde dạ dày và sonde hậu môn.
- Giảm đau sau mổ: đây chính là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong quá trình điều trị và chăm sóc sau mổ. Thông thường bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác đau, stress và khó chịu nhất vào thời gian 24h đến 48h sau phẫu thuật, các triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên phẫu thuật viên và nhân viên y tế phải có kế hoạch giảm đau tốt nhất cho bệnh nhân sau mổ, hiệu quả chỉ có thể được đánh giá qua sự hài lòng của bệnh nhân. Thông thường chúng tôi sử dụng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Paracetamol/ Nefopam) kết hợp một opiat (morphine) sẽ cho hiệu quả giảm đau tối ưu.
- Các thuốc hỗ trợ sau mổ: Kháng sinh thường dùng đường tĩnh mạch 7-10 ngày, kết hợp thuốc bảo vệ dạ dày (Esomeprazole/ Gastropulgist), giãn cơ (Myonal, Coltramyl), chống phù nề (Alfachymotrypsin), thuốc hỗ trợ thần kinh (Vitamin 3B, Methylcobalt).
- Ăn uống và dinh dưỡng sau mổ: Tùy từng trường hợp cụ thể mà phẫu thuật viên quyết định thời gian nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Thông thường khi bệnh nhân trung tiện là đã có thể uống nước kèm ăn nhẹ nhàng (cháo, súp, sữa). Chế độ ăn cho những bệnh nhân phẫu thuật cột sống cần phải đầy đủ, không ăn kiêng. Bệnh nhân có thể ưu tiên ăn nhiều đạm, nhiều rau, chuối chín, khoai lang luộc, uống nhiều nước..giúp bổ sung đủ protein và nhuận tràng.
- Vấn đề vận động và đi lại trong những ngày đầu sau mổ: phụ thuộc mức độ can thiệp vào các cấu trúc giải phẫu của cột sống, các tổn thương trong mổ, mức độ loãng xương, toàn trạng của bệnh nhân..mà phẫu thuật viên quyết định thời gian ngồi, đứng và đi lại của bệnh nhân. Thông thường những ca phẫu thuật can thiệp tối thiểu như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật giải ép thần kinh lấy nhân thoát vị đơn thuần, song cao tần, bơm xi-măng sinh học tạo hình các thân đốt sống..bệnh nhân có thể tập ngồi dậy và đi lại từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau mổ với áo hỗ trợ cột sống và có người dìu. Những ca phẫu thuật lớn hơn như cố định cột sống, thay đĩa đệm, ghép xương phức tạp, tình trạng loãng xương nhiều..bệnh nhân cần được bất động và hạn chế xoay, cúi ngửa lâu hơn (có thể từ 4 ngày đến vài ba tuần). Vấn đề được lưu ý ở đây là các động tác hoạt động của bệnh nhân sẽ được hạn chế hoặc tạm thời dừng lại khi có các triệu chứng bất thường xảy ra như đau, tê tay tê chân tăng lên..khi thực hiện các động tác đó.
Chăm sóc tại nhà
- Vấn đề đeo nẹp hỗ trợ cột sống cổ và thắt lưng sau mổ: có hay không phải đeo nẹp hỗ trợ cột sống sau phẫu thuật vẫn đang có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên việc đeo nẹp hỗ trợ cột sống sau mổ trước hết đã giải quyết được vấn đề tâm lý cho bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn khi đứng dậy và đi lại. Ngoài ra khi đeo nẹp hỗ trợ cột sống, bệnh nhân sẽ luôn tự được nhắc nhở bản thân mình phải gìn giữ và tránh được các động tác quá mức không cần thiết, cũng như đó là một thông báo cho mọi người xung quanh biết được bản thân mình đang có vấn đề về cột sống nhằm hạn chế các động tác va chạm xô đẩy. Thời gian đeo nẹp bao lâu tùy thuộc từng ca bệnh cụ thể, điều này các bệnh nhân cần phải trao đổi trực tiếp với phẫu thuật viên đã phẫu thuật cho mình. Thông thường tại bệnh viện chúng tôi, bệnh nhân thường được tư vấn đeo nẹp hỗ trợ cột sống trong 3 tháng, trong thời gian đó bệnh nhân có thể tháo bỏ áo nẹp ra khi nằm nghỉ và đêm nằm ngủ. Bệnh nhân cũng không nên lạm dụng đeo nẹp quá lâu vì điều đó thường dẫn đến hệ thống khối cơ cạnh sống nhão và giảm trương lực cơ, tạo cảm giác yếu cột sống sau khi tháo nẹp.
- Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà, lên xuống cầu thang, tuy nhiên tuyệt đối hạn chế các động tác xoắn vặn cột sống, cúi ưỡn cột sống quá mức trong 3 tháng đầu tiên sau mổ. Nên tự có cho mình một ghế ngồi hằng ngày trong nhà với lưng tựa chắc chắn và thành ghế tựa vuông góc với mặt ghế. Tránh nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa, cúi bê chậu áo quần, chậu cây cảnh, ngồi bệt xếp khoanh chân vòng tròn. Tắm rửa và đi vệ sinh nên ưu tiện lựa chọn tư thế ngồi có dựa lưng. Hoạt động tình dục có thể thực hiện sớm sau mổ (1 đến 2 tuần) miễn sao bệnh nhân không có cảm giác khó chịu tại cột sống, và chúng tôi khuyến cáo không nên thái quá, biết dừng lại khi thấy cột sống đau, khó chịu.
- Sau phẫu thuật 1 đến 3 tháng bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như cảm giác co giật tại cột sống, co giật dọc chân tay, cảm giác tê bì kiến bò, cảm giác vùng phẫu thuật bị bóp chặt, co rút..Các bạn không quá lo lắng, chúng ta có thể dùng thêm thuốc giãn cơ vân, thuốc chống tê bì và bổ dưỡng thần kinh, các triệu chứng thường giảm dần và mất đi sau 3 đến 6 tháng.
- Sau mổ khoảng 3 tháng bệnh nhân có thể chơi được các môn thể thao như bơi nhẹ nhàng, thả lỏng cột sống trên xà đơn, đạp xe, lái ôtô. Sau 6 tháng nếu các triệu chứng cột sống ổn định, bệnh nhân có thể chơi được hầu hết các môn thể thao, trừ các môn có tính chất va chạm mạnh như đá bóng, chạy nhanh, leo trèo núi..
- Với những bệnh nhân loãng xương, thoái hóa cột sống..kèm theo, khi tình trạng sau mổ ổn định, bệnh nhân vẫn nên dùy trì sử dụng lâu dài các loại thuốc chống loãng xương, bổ sung canxi, chống thoái hóa xương khớp như Glucosamin, Chondroitin sulfate, Axit Hyaluronic.
Thân ái!
Thạc sĩ-bác sĩ Trần Quốc Khánh
Khoa Phẫu thuật cột sống-Viện Chấn thương chỉnh hình
BV Hữu Nghị Việt Đức
Một bài viết rất hay!
tuyệt vời 🙂 rất bổ ích, cám ơn bác sĩ nhé
Keep helping people and you’ll receive everything you desire in life.
rất hữu ichcam ơn bs
Hay, cám ơn bác sĩ.
cbác sĩ cho cháu hỏi cháu mổ đốt sống lưng có lên tháo lẹp và đinh vít ra không ạ
Bsi cho chau hoi chau mo cot sog dc 9thg rui gio chau muon di lam nhg cv phai ngoi nhieu thi cho ah huog j toi cs khog
E muon chia sẻ bài viết qua face mà ko đăng đc. Bài viết rất bổ ích ạ
E muon chia sẻ bài viết qua face mà ko đăng đc. Bài viết rất bổ ích ạ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm chia sẻ bài viết của phauthuatcotsong.vn
Bạn có thể theo dõi các bài viết mới nhất của website tại đây nhé: https://www.facebook.com/cotsongkhoe
bsi cho chau hoi.chau bi tai nan vo L1 chau cung da mo o bv viet duc cach day 20 ngay roi.nhug bay jio chau van thay dau o fan xuong.nvay co bi lam sao ko ha bsi?
I very like. Thank you
Rat tu yet. Thanks bac si
bac sy cho em hoi tu ngay e mo cot song h e bj daj k tu chu ljeu e co khoi k
Bạn ơi cho mình hỏi chút, giờ bạn ngồi có được lâu k? mình cũng vỡ L1 và phải mổ, nhưng ngồi lâu mỏi lắm!
Chị ơi, cho em hỏi, giờ chị đi làm bình thường được chưa ạ, e cũng mổ cột sống, khong biết sau này có đi làm được không, e lo quá
bac sy cho e hoi la gio vo e bi Nga cay va da mo cột suong duoc 6 thang roi nhung gio vo e chua di duoc nhieu nguoi khuyển e nén cho vo di chạm ciu bac sy cho hoi e co nén cho vo di chạm ciu hay ko va chạm ciu nhu vay co tot hay ko e sin cam on
Rat cam on nhung thong tin ma bac si da dua ra.
Gãy xương cột sống .chuws đau phải gsyx tay đâu .mà nói 3 tháng có thể đi lại nhẹ nhàng.bs ngu như cức
Mình mổ 3 tuần đi lại nhẹ nhàng
Hạn chế ngồi nhiều bạn ak nên làm công việc gì mà đứng ngồi thoải mái yk k nên ngồi nhiều cả ngày mình cũng bị cột sống
cho e hỏi, sau mổ mà bệnh nhân bị tê liệt từ mông xuống 2 chân thì có cách nào khắc phục được không bác sĩ
Một bài viet hay quá
Đào Như Hoa
Đào Như Hoa em k phai lo lang a phau thuật 5 nam roi giờbinh thuong a van làm nặng 50kg trở xuong moi ngay vì a lái xe kiêm bóc xep quan trong k khom lung nhieu sử dụng suc doi chan nhieu hon e à
Em tên phong năm nay hai mươi ba tuổi.bi gay cột sống lưng.bắt hai oc inoc hai thành nẹp chư v ..hai chan bi te gan hai thang nay .Co hai tuân nay moi di dc lại bình thương.ma con rất yếu.ngôi bẹp đuôi đ at dung lên phai chịu do moi dung dc.phương pháp nao tri em mau het
Nguyen Thi Lan e day mo cot song lung bs bao 6tuan moi day dk
A mổ xong chỗ khau có bi đau .do sau mổ 20 hum k.e moi mổ.20hum day thi sung chỗ mổ
A tôi bị gãy cột sống lưng và sắp phẩu thuật. Bác sĩ bệnh viện nói không được thiên vật nặng trên năm kg .có phải vậy không bác sỹ
Buon that chu minh bi gay l1 5nam di lai gio van kho khan chan thi te roi loan tieu tien
Cảm ơn bác sĩ bài viết rất bổ ích . Em sắp tới mổ cố định c1 c2 và rất lo lắng không biết bao lâu thì có thể đi làm lại được ạ.
2 tháng mình đã đi được rồi
Cai Xac Vo Hon bạn giờ ổn định chưa
Đã cố định cột sống rồi thì đi lại không sao đâu bạn à! Mình cũng mới tai nạn bị 2 đốt t12 và l2 và gẫy 1/3 xương đùi!
Bs cũng vừa mổ cho e cách đây 1tháng,giờ e vẫn đang nghỉ ở nhà,nghê nghiệp của e là y tá đơ đe,vậy e hỏi bs khi nào thì e có thể chơ lai với công việc đơ đe dc a.e duyên kon tum cảm ơn bs nhiều.
Ban da tháo ra chưa vậy
Qua Cơn Mê A oi !cho e hỏi!co can pai mo lay vit ra k ah!e cam on
Mình cũng mô cột sống cổ được 2 tháng đang đau nhức toàn thân, đang bị stress thì đọc được bài này . Sau khi đọc thấy tinh thần sảng khoái giảm stress. Thật cảm ơn bài viết.
Ai co chung cảnh ngộ thì liên lạc làm bạn hỏi thăm cách điều trị. Mình bị tai nạn ctcs cổ đa mô ở bv việt đức 2 tháng hiện nay đã đi lại được. Sđt 01628889524
Ai co chung cảnh ngộ thì liên lạc làm bạn hỏi thăm cách điều trị. Mình bị tai nạn ctcs cổ đa mô ở bv việt đức 2 tháng hiện nay đã đi lại được. Sđt 01628889524
giong e
chi oi e cung bi gay cot song liệt hai chan k bit chua kiu j
Tài Nguyễn thế giờ có tiến triển gì chưa bạn
Sao ko nge bác sỹ tư vấn j cả
Toi bi vo l3 mo o viet duc, toi moi tap ngoi bao gio thi tap di duoc nhi?
Thu ha .võ l 3 giống tôi thế chân ban có cam giác chưa?
Tài Nguyễn em đo chua hay van o bach mai
Bài viết hay quá BS ạ. Cảm ơn BS!
Tài Nguyễn cố lên em ơi!
Tập ngồi vài hôm là đi được bạn à
Bây giờ đã mổ chưa, kết quả thế nào rồi. Mình cũng giống bạn mổ cốc định c1 c2
Các bác sỹ cho cháu hỏi bố cháu vừa phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. hôm nay mới rut sonde vêt mổ nhưng cháu không thấy bố cháu có chỉ định mặc áo nẹp không biêt không dùng áo nẹp có ảnh hưởng đến cân bằng cột sống không ạ
Khi nào bố anh tập ngồi và đi lại mới phải mặc áo nẹp thôi!
Thua bac si con em bi truoc dot song l5s1 da phauthuat da20 ngay cac bac si da dua nep vit vao trong cot song hien nay be co dau hieu dau nhut cach vung mo ko xa hien nay chau be dau hieu hay nhu vay sau khi mo
Tôi phạm dung mổ cột sống thắt lưng l 4,5 thay 2 đĩa đệm đã được 9 tháng nhưng chân trái vẫn bị nhức và tê bì đã chụp xq 2 lần bs nói ốc vít k sao vậy tôi phải uống thuốc và làm gì xin bs tư vấn giúp