ĐẠI CƯƠNG
– Xẹp, phù nề thân đốt sống là một trong những biến chứng thường gặp do loãng xương, sau chấn thương hoặc do các tổn thương bệnh lý khác (U di căn..) trên nền bệnh nhân loãng xương, gây đau lưng nhiều cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học qua cuống là một thủ thuật ít xâm lấn: Xi măng sinh học được bơm vào thân đốt sống với mục đích giảm đau, nâng chiều cao thân đốt sống, tái khôi phục đường cong sinh lý và tăng độ vững vàng cho cột sống
CHỈ ĐỊNH
-
Gãy xẹp đốt sống gây đau có dấu hiệu phù nề thân đốt sống trên phim chụp cộng hưởng từ.
-
Làm cứng dự phòng do những “đốt sống yếu” trước khi phẫu thuật.
-
Làm tăng cường độ cứng cho thân đốt sống trong phẫu thuật hàn xương.
-
Những BN không có xẹp thân đốt sống nhưng đốt sống phù nề, tổn thương và gây đau tại chỗ tương ứng, gặp trong các tổn thương U.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
-
Có bệnh lý rối loạn đông máu
-
Đang có nhiễm trùng tại chỗ vùng cột sống cần can thiệp hoặc tình trạng nhiễm trùng toàn thân
-
Có chèn ép ống sống với triệu chứng của tủy hoặc rễ.
-
Xẹp quá 50% chiều cao thân đốt sống
-
Xẹp đốt sống nhưng không có loãng xương
-
Xẹp đốt sống nhưng bệnh nhân không đau hoặc đau rất ít cũng nên cân nhắc chỉ định bơm xi măng
-
Ngoài ra, tuy không chống chỉ định tuyệt đối, nhưng cần thận trọng trong những trường hợp thành sau thân đốt sống bị vỡ, sẽ làm tăng cao nguy cơ thoát xi măng vào trong ống sống gây chèn ép tổ chức thần kinh.
CHUẨN BỊ
-
Cán bộ chuyên khoa: Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cột sống đã được đào tạo chuyên sâu.
-
Phương tiện: Thuốc tê tại chỗ, thuốc cản quang, bộ bơm xi măng, máy chụp xquang kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ thuật (C-arm)
-
Người bệnh: Vệ sinh cá nhân, nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật
-
Hồ sơ bệnh án: đầy đủ theo quy định
-
Bộ dụng cụ hồi sức cấp cứu tại chỗ (đề phòng bệnh nhân sốc thuốc, dị ứng xi măng)
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tê tại chỗ vùng chọc kim bơm xi măng
2. Xác định điểm vào thân đốt sống tổn thương qua cuống trên C-arm
3. Bơm thuốc cản quang kiểm tra chắc chắn vị trí cần bơm xi măng
4. Dùng kim định vị có nòng rỗng dò theo cuống sống vào thân đốt sống từ hai bên, tùy thuộc kỹ thuật bơm xi măng có bóng (Kyphoplasty) hay bơm xi măng không có bóng (Vertebroplasty) hay sử dụng lồng titan (Vertebral Body Stenting system) mà chúng ta có thêm nhưng tăng thì khác nhau.
5. Pha trộn xi măng để chuận bị bơm
6. Bơm xi măng qua nòng rỗng của hệ thống kim định vị vào thân đốt sống, đây là thì quan trọng nhất. Chúng ta cần bơm xi măng với tốc độ chậm dưới sự kiểm soát của C-arm và diễn biến lâm sàng của bệnh nhân.
7. Kiểm tra bằng C-arm hai bình diện thêm một lần nữa để chắc chắn xi măng chỉ nằm khu trú trong thân đốt sống.
8. Rút kim bơm và băng vết mổ
THEO DÕI TRONG VÀ SAU BƠM XI MĂNG
-
Trong quá trình thực hiện thủ thuật, cần thường xuyên hỏi bệnh nhân có đau lan theo rễ thần kinh hay không để loại trừ tổn thương rễ thần kinh do kim chọc hoặc do xi măng tràn vào ống sống, lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh thoát ra.
-
Monitoring theo dõi Mạc, huyết áp, SpO2 của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật và những giờ đầu sau bơm xi măng.
Rất tuyệt vời, cảm ơn Bác sỹ!
Trường hợp ông TR. ,tp Vinh, có áp dụng được cách nào không,Bs ơi?