Xương khớpLàm gì khi nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống?

Làm gì khi nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống?
L

Anh/chị sẽ làm gì khi nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống?

Trường hợp chấn thương cột sống

Điều đầu tiên Bác sĩ muốn trao đổi với anh/chị đó là những trường hợp nạn nhân bị tai nạn nào, có những dấu hiệu gì thì sẽ được xếp vào nhóm có nghi ngờ chấn thương cột sống. Thưa các bạn, tất cả mọi hoàn cảnh tai nạn đều có thể bị chấn thương cột sống, nhưng trong thực tế nghiên cứu và điều trị chúng tôi thấy những tình huống tai nạn và các dấu hiệu sau đây nạn nhân có nguy cơ bị chấn thương cột sống rất cao. Cụ thể bao gồm:

  • Những trường hợp nạn nhân bị ngã từ trên cao xuống: đây là hoàn cảnh tai nạn thường dẫn đến chấn thương cột sống nhất. Theo nghiên cứu của Mỹ, người ta tính toán rằng những trường hợp ngã cao sẽ có nguy cơ bị chấn thương cột sống cao gấp 10 lần so với các hoàn cảnh tai nạn khác. Ở Việt Nam mình, tôi có thể liệt kê ra đây cho các bạn những hoàn cảnh ngã cao hay gặp như ngã giáo (ở Việt Nam rất nhiều % các trường hợp người lao động không đeo đai an toàn khi thi công trên các tòa nhà cao tầng), ngã trên cây xuống (Khế, Nhãn, Vải là ba loại cây hằng năm “đóng góp” cho bệnh viện Việt Đức ba bốn chục ca bị chấn thương cột sống, đặc biệt là vào mùa Nhãn, Vải ở các tỉnh phía bắc), ngã trên các tòa nhà cao tầng xuống, ngã từ cột điện xuống do bị điện giật (rất hay gặp)

  • Sập hầm, lò, kích ôtô (hay gặp ở các vùng có khai thác mỏ than, mỏ quặng, mỏ vàng..hoặc các bác là thợ sữa chữa ôtô)

  • Ngã cắm đầu xuống đất: chúng ta có thể gặp các bác trung tuổi đến cao tuồi đi xe đạp, ngôi trên xe chở lúa..bị ngã cúi đầu và xây xát trán, mặt, kèm tê tay hoặc thanh niên đi tắm biển nhảy chúi đầu xuống biển, va vào nền cát gây đau cổ..trong hoàn cảnh như vậy thì hầu như các nạn nhân đều ít nhiều có tổn thương cột sống cổ.

  • Ngã do tai nạn tốc độ cao: Những trường hợp này thì không chỉ có nguy cơ chấn thương cột sống mà còn có thể bị đa chấn thương.

  • Các nạn nhân có dấu hiệu chấn thương xây xát vùng đầu, cổ hoặc dọc cột sống ngực và thắt lưng.

  • Các nạn nhân hôn mê

  • Các nạn nhân kêu đau vùng cổ, ngực và thắt lưng

  • Các nạn nhân có các dấu hiệu tổn thương thần kinh như tê bì tay chân, yếu hoặc liệt, giảm hoặc mất các cảm giác, thở bằng bụng (liệt cơ hô hấp liên sườn), co cứng dương vật..

Tại sao cần nắm kiến thức sơ cứu chấn thương cột sống?

Điều thứ hai tôi muốn trao đổi với các bạn đó là những nguy cơ nạn nhân bị chấn thương cột sống phải đối mặt khi không được sơ cứu và vận chuyển đúng cách. Thưa các bạn,  chấn thương cột sống có thể hầu như không để lại hậu quả và di chứng gì nặng nề hoặc sẽ là một “thảm họa cho gia đình cũng như xã hội”, điều đó tùy thuộc vào mức độ tổn thương nạn nhân bị sau tai nạn, cách thức sơ cứu ban đầu và vận chuyển, lựa chọn phương án điều trị phù hợp và chiến lược cũng như nghị lực tập luyện, phục hồi chức năng của bệnh nhân. Nói như vậy để thấy các bạn (có thể không phải là những nhân viên y tế) nhưng đã đóng góp một phần quan trọng trong vấn đề “thành bại” của những trường hợp nạn nhân bị chấn thương cột sống: đó là sơ cứu ban đầu và vận chuyển. Sau tại nạn, có thể các tổn thương xương cột sống và thần kinh còn ở mức độ vừa phải, và vài trò của các bạn là không để cho các tổn thương đó nặng lên trong quá trình sơ cứu và vận chuyển (hạn chế các tổn thương thứ phát). Đây chính là mục đích quan trọng nhất mà bác sĩ muốn trao đổi và rất mong các bạn nắm được.

Sơ cứu chấn thương cột sống

Các bạn (những người không phải là những nhân viên y tế chuyên nghiệp), sẽ làm những gì khi đứng trước một nạn nhân có nghi ngờ chấn thương cột sống?

1. Nguyên tắc:

  • Để nạn nhân tại chỗ, phân công nhiệm vụ từng người, phối hợp thực hiện các thao tác sơ cứu cơ bản, bất động tốt rồi mới di chuyển nạn nhân đến các trung tâm y tế.

  • Ghi nhớ các vấn đề sơ cứu, cấp cứu cơ bản (bác sĩ sẽ trình bày ngay sau đây)

  • Bất động và vận chuyển nạn nhân đúng cách đến trung tâm y tế càng nhanh càng tốt.

2. Sơ cứu, cấp cứu ngay tại hiện trường:

Các tài liệu trong và ngoài nước viết rất nhiều về vấn đề này, thường sẽ trình bày theo các bước cấp cứu ABCDE (A: airway-đường thở. B: Breathing-Kiểm soát hô hấp. C-Circulation-Kiểm soát tuần hoàn. D: Disability-Đánh giá tình trạng tinh thần và độ tỉnh táo. E: Exposure-Giải phóng nạn nhân khỏi các vật đè ép), tuy nhiên theo cá nhân bác sĩ, trong hoàn cảnh như vậy và với các bạn (những người có thể chưa được đào tạo về sơ cứu, cấp cứu ban đầu) thì ghi nhớ và thực hiện được tuần tự các bước như trên sẽ là một vấn đề và bản thân bác sĩ cũng nhận thấy nó hơi “lý thuyết”, bác sĩ xin được trao đổi với các bạn về các bước sơ cứu, cấp cứu ở trên như thế này.

  • Đầu tiên các bạn cần lựa chọn nhanh một người làm trưởng của nhóm sơ cứu đó để chỉ đạo và phân công từng người, tránh lộn xộn đông người nhưng không hiệu quả (hỏi nhanh bạn nào đã biết qua về sơ cứu hoặc chọn bạn nào nhiệt tình, nhanh nhẹn), sau đó các bạn chỉ cần thêm 4 người nữa là tốt nhất (nếu được), không cần quá nhiều và cũng không nên ít quá.

  • Sau khi có “ê-kíp cứu hộ”, việc đầu tiên là cử một bạn bấm máy gọi cấp cứu y tế (mã vùng + 115) đồng thời cũng là bạn đó đi tìm hiệu thuốc hoặc trung tâm y tế gần nhất để mua bông+băng+gạc, nẹp cổ và đai áo cố định thắt lưng (nếu có, có thể mua nẹp cổ và đai áo cứng hoặc mềm đều được) , một ít thuốc giảm đau đường uống (nếu có nhân viên y tế phối hợp xuống hiện trường được thì ưu tiên dùng đường tiêm, thuốc giảm đau thông thương như Paracetamol là được), hiện nay hầu như ở các vùng miền của tổ quốc đều đã có nhà thuốc với những vật dụng và thuốc men thiết yếu nhất vậy nên việc di chuyển của bạn đầu tiên này cũng không mất quá nhiều thời gian.

  • Xong phân công người số 1, 4 bạn còn lại sẽ tiến hành cấp cứu “ABCDE”: đầu tiên các bạn cần nhẹ nhàng đưa tư thế đầu và cổ nạn nhân về vị trí sinh bình thường với cột sống cổ thẳng và hơi ưỡn, với mục đích là để đường thở của nạn nhân được lưu thông tốt và thuận lợi khi đặt nẹp cố định cột sống cổ nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Lưu ý, nếu nạn nhân hôn mê và có nôn hoặc máu chảy nhiều qua mũi miệng thì cần để tư thế cổ thẳng nhưng nghiêng về 1 bên để tránh máu và các chất nôn chảy ngược vào đường thở. Quan sát nếu mũi, miệng nạn nhân có nhiều dị vật (đất cát..) hoặc máu, chất nôn thì cần được làm sạch, lau khô để khơi thông đường thở cho nạn nhân, nếu nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở các bạn cần thay nhau hô hấp nhân tạo miệng-miệng cho nạn nhân liên tục và chờ đợi đội nhân viên y tế đến đặt ống nội khí quản kết hợp bóp bóng (đây chính là nội dung bước: A). Tiếp đó các bạn cần bộc lộ vùng ngực của nạn nhân và quan sát xem có vết thương thủng ngực (phì phò máu khí) hay các tổn thương khác của thành ngực như thành ngực đụng dập xây xát và di động lên xuống ngược chiều với nhịp thở của nạn nhân hay không, nếu có vết thương phì phò máu khí các bạn cần dùng băng dính, gạc để bịt kín vết thương (biến vết thương ngực hở thành kín), vị trí mảng sườn di động ngược với nhịp thở các bạn cần chờ có gạc y tế về, chèn nhiều gạc và băng ép thật chặt nhằm hạn chế tối đa mảng sườn di động này (Đây chính là nội dung bước B). Tiếp đó các bạn cần quan sát có vị trí nào có vết thương chảy máu hay không, nếu có các bạn cần dùng gạc hoặc vải sạch băng ép vào đúng vị trí vết thương (lưu ý là với vết thương chảy máu ở tay chân, các bạn không ga-rô chặt ở phía trên vết thương nhé, vì như vậy sẽ cầm được máu tốt nhưng nguy cơ thiếu máu hoại tử vùng chi đó cũng rất cao, hơn 90% các trường hợp chảy máu các bạn chỉ cần băng ép là thành công), nếu tim nạn nhân ngừng đập các bạn cần ép tim ngoài lồng ngực, đến đây chuyên môn hơi sâu hơn, nếu bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu thêm các thông tin hướng dẫn ép tim ngoài lồng ngực trên các mạng internet nhé (đây chính là nội dung bước C). Bước tiếp theo các bạn cần sơ bộ đánh giá nạn nhân tỉnh táo hay hôn mê dựa vào gọi hỏi nạn nhân trả lời nhanh và đúng, cấu véo xem mức độ đáp ứng của nạn nhân để sơ bộ đánh giá tình trạng tri giác của nạn nhân (đây là nội dung bước4: đánh giá tri giác nạn nhân). Cuối cùng, các bạn cần đảm bảo nạn nhân được nằm nghỉ ngơi và sơ cứu ở nơi khô thoáng, không còn các vật đè ép (bước5: Exposure).

  • Một số điều cần lưu ý: nếu nạn nhân còn mang mủ bảo hiểm, bảo hộ thì cần 2 người phối hợp để tháo gỡ cho nạn nhân: một người giữ cố định cổ và đầu tư thế thẳng hơi ưỡn, người còn lại thực hiện tháo gỡ mũ bảo hiểm cho nạn nhân. Nếu nạn nhân còn ở tư thế ngồi trong ghế ôtô, cần đeo nẹp cố định cột sống cổ trước khi đưa nạn nhân ra ngoài. Nếu nạn nhân ở dưới nước, cần đảm bảo đầu nạn nhân nổi lên khỏi mặt nước rồi sử dụng miêng ván luồn dưới lưng nạn nhân (cơ thể nạn nhân đang ở trong nước), sau đó đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước trên ván cứng.

 3. Bất động và vận chuyển nạn nhân:

  • Với cột sống cổ: hiện nay có rất nhiều nẹp cổ có sẵn trong các hiệu thuốc và trung tâm y tế, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn ngay dụng cụ này. Vậy nên chúng ta có thể tự tạo ra một nẹp cổ ngay tại hiện trường bằng cách lấy báo hoặc giấy gập lại thành lõi trục dài khoảng 50cm, sau đó lấy vải, khăn quấn xung quanh thành đoạn hình trụ tròn với đường kính khoảng 10cm, có thể dùng ống áo hoặc quần bọc phía ngoài, vậy là ta đã có một nẹp bất động cột sống cổ với kích thước khoảng 10cm (đường kính)×50cm (chiều dài). Sau khi có “nẹp cổ”, 1 bạn di chuyển về phía đầu nạn nhân, 2 tay luồn giữ cằm cổ, kéo và nâng đầu cổ nạn lên. Người còn lại luồn nẹp cổ qua gáy nạn nhân rồi “buộc” vòng quanh cổ nạn nhân như quàng khăn ấm, dùng băng dính hoặc dây cố định nẹp cổ lại.

C:\Users\Admin\Pictures\images (38).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\images (39).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\tải xuống (6).jpg

Một số loại nẹp cố định cột sống cổ

  E:\Spine\My Web\BÀI viets chuyen sau\chuan bi dang\ABCDE images\5 (3).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (20).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (21).jpg

Cố định cột sống cổ nạn nhân trong ôtô và cách di chuyển nạn nhân

  • Với cột sống ngực, thắt lưng: Đa số các trường hợp nạn nhân nghi ngờ chấn thương cột sống ngực, thắt lưng chỉ cần bất động nạn nhân trên ván cứng và cố định (dùng dây buộc nạn nhân vào ván cứng) khi di chuyển là được.

C:\Users\Admin\Pictures\tải xuống (7).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\images (41).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\41oIloskR0L._SY355_.jpg

Một số loại nẹp cố định cột sống ngực, thắt lưng

  • Bác sĩ chỉ muốn nhấn mạnh với các bạn một điều rất quan trọng trong quá trình di chuyển nạn nhân đó là luôn cần ít nhất 5 người khi phân chia sơ cứu và đặc biệt là vận chuyển nạn nhân từ nơi này sang nơi khác với nguyên tắc nạn nhân là một khối không xoắn vặn khi di chuyển.

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (30).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (33).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (35).jpg

Bộ ván cứng vận chuyển và cách cố định nạn nhân khi di chuyển

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (15).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\images (13).jpg

C:\Users\Admin\Pictures\ABC spine ỊNjry\size0.jpg

Vị trí ê-kíp cứu hộ và cách di chuyển nạn nhân vào ván cứng kiểu một khối không xoắn vặn cột sống

4. Những vấn đề trao đổi thêm

  • Nếu nghi ngờ nạn nhân bị liệt cần đặt sonde tiểu sớm nhất ngay khi có thể nhằm tránh căng dãn chảy máu bàng quang, nặng hơn nữa là vỡ bàng quang do bí tiểu.

  • Cần sơ cứu nhanh và vận chuyển nạn nhân đến các trung tâm y tế sớm nhất có thể.

  • Ngay khi có thể, cần thiết lập ít nhất hai đường truyền tĩnh mạch cho nạn nhân để truyền dịch và tiến hành cấp cứu ngay khi cần thiết (truyền thuốc kháng sinh, vận mạch, giảm đau..)

Thân ái!

Bác sĩ Trần Quốc Khánh

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Đừng bỏ lỡ

Bài viết mới

More article