Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên hứng chịu mưa lũ mỗi năm. Tình trạng mưa lũ kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe của người dân. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp và cách phòng tránh bệnh tật hiệu quả trong mùa bão lũ.
NHỮNG BỆNH DỄ MẮC PHẢI TRONG MÙA LŨ
Trong và sau lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải, đặc biệt là chất thải bệnh viện, nhà vệ sinh, xác chết động vật… sẽ hòa vào dòng nước để phát tán khắp nơi và nguy cơ lây lan bệnh tật. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng sau mưa lũ, bà con bị rất nhiều các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, bệnh ngoài da và bệnh đau mắt, thậm chí một số nơi lan rộng thành dịch làm cho cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn.
Bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột hay gặp nhất trong và sau mưa lũ chính là tiêu chảy cấp tính với nguyên nhân đầu bảng là vi khuẩn tả (Vibrio cholera), rồi đến nguyên nhân do vi khuẩn thương hàn, lỵ amip, ly Shigella, Rota virút.
Sốt xuất huyết
Thêm nữa, mọi người còn hay bị bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường, chúng trôi vào dòng nước. Rồi sau đó chúng ta ngâm mình và chân tay lâu trong nước, dẫn đến vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể rồi gây bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) do vi rút nhóm Adeno gây ra, thường do nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm cũng thường xuất hiện sau lũ lụt. Vi rút gây bệnh này có thể tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình tới 35 ngày. Con đường lây bệnh chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với gỉ mắt của bệnh nhân thông qua bàn tay hoặc các vật dụng trung gian như khăn mặt, chậu rửa, cốc chén, đồ chơi, chăn gối… chưa được vệ sinh sạch sẽ. Mọi người dự phòng bằng nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hằng ngày, dùng khăn mặt riêng, không dụi mắt khi tay bẩn, khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, người dân cần sử dụng kháng sinh tra mắt để chống nhiễm khuẩn như dung dịch Cloroxit 0,4%..
10 GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH MÙA MƯA LŨ
- Vệ sinh môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt là ưu tiên số 1 với nguyên tắc “Nước rút đến đâu vệ sinh đến đó” và nguồn nước sinh hoạt ăn uống là quan trọng nhất.
- Luôn ĂN CHÍN-UỐNG SÔI và mắc màn khi ngủ.
- Luôn rửa tay, đặc biệt các kẽ ngón tay chân với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không ngâm mình dưới nước lũ thời gian lâu. 5. Đi vệ sinh vào nhà vệ sinh hoặc một khu lưu giữ nhất định có nắp đậy để tránh chúng phân tán ra môi trường.
- Sớm thực hiện việc chôn xác chết động vật vào một khu vực xa dân cư và nguồn nước.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước với phèn chua và clopheramine B theo hướng dẫn phía dưới.
- Những ao tù, nước đọng quanh nhà cần được khơi thông và tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh như tiêu chảy, sốt, đau ngứa mắt…cần đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng cũng như lây lan cho người khác.
- Các trạm y tế cố gắng có đủ các loại thuốc thiết yếu cho bà con vùng lũ giúp người dân phòng tránh bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và bệnh đau mắt. Nếu thiếu, hãy đề xuất/kêu gọi ngay để chính quyền, các mạnh thường quân được biết và hỗ trợ kịp thời.
CÁCH LÀM SẠCH NGUỒN NƯỚC VÙNG LŨ LỤT
(Theo hướng dẫn của cục quản lý môi trường y tế Bộ Y tế: https://vihema.gov.vn/huong-dan-mot-so-bien-phap-xu-ly nuoc-ho-gia-dinh-bang-các-bien-phap-don-gian.html? fbclid=IWAR3VrDzqGfQ9MqDunMUfso8FXmJAZUOqTwa DOWAMOOlcLkjc9FF1WmlACDY)
Có các biện pháp xử lý nước như sau:
- Làm trong nước
- Khử trùng nước bằng hóa chất cloramin B, hoặc hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
- Đun sôi nước
- Sử dụng các thiết bị lọc nước.