Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng kỹ thuật mổ mở
TVDD cột sống là bệnh lý hay gặp, đặc biệt lứa tuổi thanh niên và trung niên, TV có thể gặp ở cột sống cổ, ngực hoặc thắt lưng. Tuy nhiên, TVDD hay gặp nhất là ở CS thắt lưng và CS Cổ vì đây là những đoạn cột sống tương đối di động và hoạt động nhiều. TVDD CSTL thường biểu hiện qua hai hội chứng đau thắt lưng hông và đau rễ
Chụp XQ cột sống thường được khảo sát qua 5 tư thế chính bao gồm trước sau, bên, nghiêng bên, cúi, ngửa, cúi ngửa giúp xác định mất vững cột sống, tư thế bên giúp đánh giá độ thoái hóa (gai, hẹp đĩa đệm).
Chụp cộng hưởng từ (CHT) được xem là phương pháp nhạy nhất trong việc đánh giá đĩa đệm, CHT có độ tương phản cao trong việc đánh giá cấu trúc mô xơ với những phương thức hình ảnh khác và có thể khảo sát ở nhiều bình diện khác nhau và nó là một phương thức được chọn lựa. Đây là phương tiện tốt nhất để phát hiện thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và các tổn thương khác của cột sống.
Về điều trị, có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp được chỉ định cho từng trường hợp và có những ưu điểm riêng
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa, phục hồi chức năng thất bại hoặc BN đau nhiều, BN có biểu hiện liệt vận động, teo cơ, có hội chứng đuôi ngựa
TVDD CS thắt lưng có thể được phẫu thuật nội soi, phẫu thuật có hỗ trợ kính vi phẫu, phẫu thuật mở…Trong đó, mổ mở vẫn là phương pháp kinh điển, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt
Chỉ định phẫu thuật:
-
Đau thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của rễ thần kinh
-
Có dấu hiệu cách hồi thần kinh
-
Có thể kèm theo liệt vận động hoặc cảm giác rễ thắt lưng
-
Có dấu hiệu căng rễ thần kinh
-
Cận lâm sàng:
+ X quang thường quy: có thể biểu hiện hẹp khe khớp, hình ảnh thoái hóa cột sống. Không có hình ảnh mất vững cột sống
Các tư thế chụp Xquang cột sống thắt lưng
+ MRI cột sống: thấy hình ảnh chèn ép ống sống hoặc rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm tương ứng lâm sàng.
|
Hình ảnh cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
Chống chỉ định phẫu thuật
– BN bị các bệnh mạn tính nặng (suy gan, suy thận, COPD …), mất vững cột sống.
– BN nhiễm trùng, sốt, suy giảm miễn dịch
– BN quá lo âu, trầm cảm
Quy trình điều trị và tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau điều trị
– BN được vô cảm gây mê hoặc tê tủy sống
– Sau khi vô cảm, BN được đặt tư thế nằm sấp, với 4 gối độn ở hai bên ngực, hai bên gai chậu và một gối tròn ở mặt. Hai chân đặt gấp nhẹ tránh căng cơ, đau cơ sau mổ, hai tay xuôi lên trên (vai, khuỷu để vuông góc 90o)
Tư thế bệnh nhân
– Sát trùng vùng mổ bằng dung dịch Betadin
– Rạch da tương ứng với vùng can thiệp, đã được kiểm tra trước bằng màn tăng sáng trong mổ.
– Bóc tách cơ cạnh sống một hoặc hai bên
– Mở cửa sổ ở cung sau để tiếp cận vị trí đĩa đệm thoát vị
– Cắt dây chằng vàng
– Vén rễ vào trong, lấy thoát vị và nhân nhày: đây là thì quan trọng nhất, quyết định hiệu quả điều trị, quá trình này chúng ta có thể sử dụng kính hiển vi phóng đại để hỗ trợ cho các phẫu thuật viên quan sát rõ hơn các tổ chức thần kinh cũng như khối thoát vị.
Giải ép thần kinh sử dụng kính vi phẫu thuật
– Bơm rửa hết mảnh thoát vị còn sót lại
– Đặt dẫn lưu vết mổ
– Khâu phục hồi cân cơ và da
– BN về phòng, sau mổ ngày thứ nhất bắt đầu cho BN tập ngồi, có sử dụng áo nẹp. Nếu bệnh nhân có liệt cổ bàn chân, cần tập cho BN đạp chân để tăng sức cơ của chân.
– Ngày thứ hai sau mổ cho BN tập đi lại có người đỡ hoặc nạng chống
– Ngày thứ ba có thể ra viện nếu toàn trạng ổn định (không sốt, vết mổ khô, triệu chứng bệnh cải thiện)
– BN được hướng dẫn tập phục hồi chức năng khi ra viện, đến khám lại sau phẫu thuật 1,3,6 và 12 tháng … Đánh giá kết quả điều trị sau mổ bằng các thang điểm VAS (thang điểm đánh giá mức độ cải thiện đau sau mổ), ODI (thang điểm đánh giá chức năng cột sống thắt lưng) và Marnab (thang điểm đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân sau điều trị).
Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, kỹ thuật mổ mở đã được áp dụng từ lâu và đến nay, đây vẫn đang là phương pháp kinh điển cho kết quả tốt, có nhiều ưu điểm và chi phí phẫu thuật thấp.
(Nguồn: Nguyễn Văn Thạch và cộng sự (2011) “Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống” Đề tại độc lập cấp nhà nước, Bệnh viện HN Việt Đức)