Xương khớpGÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ VÀ 5 LƯU Ý VÀNG!

GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ VÀ 5 LƯU Ý VÀNG!
G

Gãy xương ở người già được xem là một trong những bước ngoặt thường sẽ đánh gục các cụ nếu chúng ta không lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp sớm. Và hơn nữa, nguyên nhân gãy xương ở người già cơ bản thường do ngã nên xương loãng.

5 LƯU Ý VỀ GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ BẠN CẦN BIẾT

Loãng xương chính là nguyên nhân số 1 gây nên tình trạng gãy xương ở người già


Loãng xương chính là nguyên nhân số 1 gây nên tình trạng gãy xương ở người già. Chỉ cần một pha ngã nhẹ (trượt chân nhà tắm, ngồi xe đi qua chỗ xóc ổ gà, bê thùng nước..) các cụ đã có thể gãy xương rồi. Gãy cột sống, gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay…chính là những vị trí các cụ hay bị nhất. Với phụ nữ trên 55 tuổi, nam giới trên 60 tuổi, chúng ta cần đưa các cụ đi đo loãng xương để xem có bị loãng xương hay không và nếu có thì cần triển khai điều trị ngay. Ở các nước phát triển, chương trình dự phòng loãng xương cho người già vô cùng được coi trọng, tuy nhiên ở mình hiện nay thường các cụ bị gãy xương rồi mới biết do xương loãng.

Những người có nguy cơ cao bị loãng xương đến sớm

Những người có nguy cơ cao bị loãng xương đến sớm bao gồm phụ nữ đã phẫu thuật cắt buồng trứng, phụ nữ chữa trị sử dụng các liệu pháp hóc môn, những người ít vận động hoặc có thời gian nằm bất động lâu (gãy xương, phẫu thuật…), béo phì hoặc quá gầy yếu, sinh đẻ nhiều, người bị bệnh mạn tính lâu ngày, người sau phẫu thuật đường tiêu hoá ảnh hưởng đến việc ăn uống hấp thu, hút thuốc hoặc uống bia rượu nhiều…Nếu thấy thấp thoáng bóng dáng mình trong đó thì cần thay đổi sớm. Sự hời hợt khi ta còn trẻ, chúng ta sẽ nhận lại những vấn đề sức khoẻ nặng nề về sau.

Kiểm tra mật độ xương

Hiện nay hầu hết các bệnh viện và phòng khám đều trang bị máy đo mật độ xương theo tiêu chuẩn quốc tế. Và quá trình kiểm tra độ xương loãng cũng chỉ mất mấy phút đồng hồ, vậy chúng ta nên chủ động thu xếp đưa cha mẹ, ông bà đi đo sớm để còn có kế hoạch chữa trị ngay. Đừng để người thân mình gãy xương khi biết rằng chúng ta có thể dự phòng được. Mọi người cũng lưu ý, hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn sử dụng máy soi để đo loãng xương qua khuỷu tay hoặc gót chân, kết quả đó không đáng tin cậy. Và tổ chức Y tế Thế giới cũng không công nhận. Bệnh nhân cần nằm trên máy đo loãng xương theo phương pháp DXA thì kết quả mới chính xác.

Việc chữa trị và dự phòng loãng xương, gãy xương ở người già


Việc chữa trị và dự phòng loãng xương, gãy xương ở người già, ngoài phác đồ chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp thì chính lối sống của chúng ta cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ở đó chúng ta cần lưu ý thực hiện mấy việc sau:

    • Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Ai lười vận động thì nguy cơ loãng xương sẽ đến rất sớm.
    • Ra ngoài và tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng tự nhiên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngồi phòng điều hoà ít thôi.
    • Bỏ thuốc lá, giảm rượu nếu mong muốn có bộ xương khớp khoẻ bền vững.
    • Giảm cân nặng nếu chúng ta đang béo phì. Cân nặng quá lớn sẽ sớm phá huỷ các khớp và bộ xương của bạn.
    • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần cho tất cả mọi người.
    • Chữa trị và kiểm soát tốt các bệnh mạn tính (Tiểu đường, cao huyết áp…)
    • Luôn đảm bảo bổ sung đủ canxi và vitamin D mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.
    • Ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở người già với những nội dung như: Mang giày gót thấp và có đế không trượt, kiểm tra nhà cửa để loại bỏ các dây điện loằng ngoằng, thảm và nền nhà trơn trượt, đèn phòng tắm và phòng ngủ đủ sáng, lắp đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm cũng như phòng ngủ cho các cụ để đảm bảo các cụ đi lại, ngồi đứng dễ dàng.

Hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ

Và điều cuối cùng, khi có người thân cao tuổi bị gãy xương, chúng ta cần hội chẩn và tư vấn chữa trị từ các bác sĩ chuyên khoa sâu. Vì với người già, câu chuyện phẫu thuật không đơn thuẩn chỉ là bắt cái vít, đóng cái đinh…mà nó là cả một tổng thể kết hợp giữa đánh giá trước mổ, xử lý bệnh lý kèm theo, hội chẩn gây mê hồi sức, dự trù máu, chiến lược phẫu thuật, trù liệu hậu phẫu…Khi có cái nhìn như vậy, chúng ta mới hướng đến được những ca mổ thành công cho người già.
Hãy chủ động thực hiện kiểm tra sức khỏe với ông bà cha mẹ mình, những người cao tuổi để giúp các cụ dự phòng nguy cơ gãy xương do xương loãng. Chỉ có vậy chúng ta mới phần nào giúp các cụ có thêm những năm tháng sống khoẻ mạnh đúng nghĩa bên con cháu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Đừng bỏ lỡ

Bài viết mới

More article