Bài viết chuyên sâuPhẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng...

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp mổ mở
P

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp mổ mở

Những BN sau khi được khám xét lâm sàng tỉ mỉ về cảm giác, vận động, phản xạ gân xương của các chi, thân mình, từ đó kết luận BN có thể có:

  • Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh CS Cổ: bao gồm các triệu chứng của rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ và rối loạn vận động rễ thần kinh chi phối.

Chi phối cảm giác theo khoanh tủy cổ

  • Hội chứng chèn ép tủy cổ: biểu hiện bằng các rối loạn vận động (đánh giá theo bảng cơ lực của hội chấn thương chỉnh hình Mỹ), rối loạn cơ tròn (rối loạn tiểu tiện), rối loạn phản xạ (tang phản xạ gân xương, dấu hiệu Hoffmann dương tính)

  • Kết hợp cả chèn ép rễ thần kinh và chèn ép tủy cổ

Sau khi thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, ghi chép lại trong hồ sơ, cần cho BN làm các xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán xác định (X quang, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ cột sống …).

Các tư thế chụp XQ cột sống cổ

          

                 

Hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ

Hình ảnh cộng hưởng từ cột sống cổ

BN sẽ được chẩn đoán xác định khi có sự phù hợp giữa những triệu chứng, hội chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng hình ảnh học (vị trí tổn thương, vị trí chèn ép được xác định trên phim cộng hưởng từ).

Chỉ định phẫu thuật

– Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm. Sau điều trị nội đúng phác đồ từ 3 – 6 tháng không giảm.

– Phẫu thuật ngay khi chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân có liệt, rối loạn cơ tròn, đau nhiều, mất ngủ, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

Mục đích phẫu thuật

– Giải phóng chèn ép thần kinh (lấy bỏ khối thoát vị, chồi xương, dây chằng, mở rộng ống sống…).

– Phục hồi chiều cao đĩa đệm: Bằng xương tự thân, vật liệu thay thế hay đĩa đệm nhân tạo.

– Làm vững cột sống: nẹp vít

Kỹ thuật mổ

BN và người nhà được giải thích kỹ thuật mổ, các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra, ký hồ sơ bệnh án.

BN được vệ sinh thân thể, được thụt tháo từ ngày hôm trước, tháo bỏ trang sức.

Áp dụng kỹ thuật mổ đường cổ trước của Smith-Robinson.

Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa sau khi được gây mê toàn thân nội khí quản.

Đầu bệnh nhân có thể được đặt trên gối vòng hoặc cố định trên khung Meyfield, hai vai kê lên hơi cao so với mặt bàn.

Tư thế cổ ở vị trí trung gian, đầu hơi ngửa ra sau. Đặt ống thông thực quản để theo dõi tránh có thể bị chấn thương do co kéo.

Xác định đường rạch da dựa vào vị trí đĩa đệm thoát vị trên C-arm.

 muivuthi 54 c45 c56 TDR (29)

Tư thế bệnh nhân

       

Đường rạch da

Rạch da dọc theo bờ trong cơ ức-đòn-chũm, cắt cơ bám da cổ. Vén  thực quản, khí quản vào bên trong. Vén động mạch và tĩnh mạch cảnh, dây X ra ngoài, bộc lộ bờ trước thân đốt sống, đồng thời kiểm tra C-arm để xác định vị trí đĩa đệm tổn thương. Đặt Ecactuer vào thân đốt sống liền kề đĩa đệm bị tổn thương. Dùng dao nhỏ cắt bỏ phần vòng xơ phía trước đĩa, dùng panh gắp đĩa đệm, curet lấy bỏ một phần đĩa.

     

Kiểm tra đĩa đệm thoát vị trên C-arm và đặt hệ thống vén vùng phẫu thuật

Sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để lấy phần thoát vị đĩa đệm còn lại, giải chèn ép tủy, rễ thần kinh.

Sau khi giải phóng được chèn ép, tiến hành đặt dụng cụ liên thân đốt và nẹp vít cố định cột sống.

cline-250x250

cresta

Đĩa đệm Prestige

Lồng (cage)

Lồng Titan

Xương chậu

Các vật liệu thay thế đĩa đệm cột sống cổ

Đặt dẫn lưu của ổ mổ trước khi đóng vết mổ, thường rút dẫn lưu sau mổ 48h.

Các biến chứng có thể gặp: Các ổn thương giải phẫu liên quan đến vùng mổ như: tổn thương thực quản, khí quản, bó mạch cảnh, thần kinh quặt ngược, động mạch đốt sống, tổn thương tủy, rách màng cứng …

Nhiễm trùng vết mổ, bong nẹp vít, gãy nẹp vít, chảy máu, khàn tiếng, liệt, suy hô hấp, thậm chí tử vong..đều có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.

Sau mổ:

  • Ngày thứ hai sau mổ cho BN ngồi dậy theo giường hoặc có nhân viên phục hồi chức năng trợ giúp, lưu ý tình trạng hô hấp do sự phù nề của ổ mổ và thanh khí quản

  • Đeo nẹp cổ cứng hoặc mềm hỗ trợ 1-3 tháng tùy từng trường hợp.

  • Ngày thứ ba có thể cho BN tập đứng và có thể đi lại.

  • Chăm sóc thay băng vết mổ 2 ngày 1 lần.

  • Khi tình trạng bệnh nhân ổn định có thể xuất viện trong vòng 5 – 7 ngày.

  • BN được hướng dẫn tập PHCN khi ra viện, đến khám lại sau phẫu thuật 1,3,6 và 12 tháng … Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm đau VAS, chức năng cột sống cổ NDI và sự cải thiện triệu chứng JOA.

Hiện nay ở Việt Nam, đây vẫn đang là phương pháp mổ kinh điển và được áp dụng rộng rãi cho các trường hợp BN bị thoát vị đĩa đệm CS cổ có chỉ định mổ, kết quả BN sau mổ thường cải thiện tốt, ít biến chứng.

(Nguồn: Nguyễn Văn Thạch và cộng sự (2011) “Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống” Đề tại độc lập cấp nhà nước, Bệnh viện HN Việt Đức)

 

Đừng bỏ lỡ

Bài viết mới

More article