Điều trị bằng sóng cao tần được ứng dụng từ những năm 1995. Phương pháp này được Singh V và Derby R thực hiện đầu tiên vào năm 2001 và được hiệp hội thuốc và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) công nhận
Năm 2002, Cesaroni, khi nghiên cứu khoảng 800 bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần, theo dõi 4-5 năm không thấy đau lại là 85-91%, hầu như rất ít biến chứng.
Chỉ định điều trị
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
+ Bệnh nhân đau cổ, tê lan vai, tay
+ Trên MRI: thoát vị đĩa đệm thể lồi bên, chưa rách bao xơ, tương ứng với lâm sàng. Thoái hóa đĩa đệm độ II, III
+ Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
+ Bệnh nhân có hoặc không đau lưng, đau tê chân
+ Trên MRI: thoát vị đĩa đệm thể lồi bên, chưa rách bao xơ, tương ứng với lâm sàng. Thoái hóa đĩa đệm độ II, III
+ Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện.
– Tiêu chuẩn vàng: Bệnh nhân đau cổ – lưng, tê lan tay – chân tương ứng trên MRI. Thoát vị thể lồi bên, chưa rách bao xơ, thoái hóa đĩa đệm độ II, III.
Chống chỉ định
– Chống chỉ định sử dụng sóng cao tần điều trị TVDD:
+ Thoát vị đĩa đệm đã vỡ, rách bao xơ. Thoái hoá giai đoạn IV, V.
+ Thoát vị vượt quá 1/3 đường kính trước sau của ống sống.
+ Bệnh nhân bị chấn thương cột sống kèm theo, cột sống mất vững.
+ Bệnh lý phối hợp: dị dạng cột sống, viêm tuỷ, u tuỷ, ung thư cột sống, thoát vị kèm chồi xương chèn ép, cốt hoá dây chằng dọc sau, hẹp ống sống cổ có hội chứng tuỷ cổ.
– Chống chỉ định về người bệnh: không có
Quy trình điều trị
– Chuẩn bị dụng cụ: Màn huỳnh quang tăng sáng (máy chụp Xquang), máy tạo sóng cao tần, kim đốt- đầu que đốt
– Chuẩn bị bệnh nhân trước can thiệp:
+ Bệnh nhân được giải thích về các nguy cơ trước, trong và sau điều trị.
+ Vệ sinh toàn thân và vùng can thiệp
– Quy trình tạo hình đĩa đệm cột sống cổ:
+ Bệnh nhân nằm ngửa, kê gối nhỏ độn vai để cổ tư thế ưỡn. Kéo vai để kiểm tra mức C6 C7 T1 nếu cần
+ Gây tê tại chỗ với Lidocain
+ Chọc kim qua da vào đĩa đệm dưới sự hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng. Vị trí cần xác định trên bình diện nghiêng, đầu kim chọc dừng 1/3 sau đĩa đệm, trên bình diện trước sau, đầu kim chọc dừng lại ngay đường giữa
+ Kiểm tra Carm trên 2 bình diện
+ Tiến hành đốt ở 3 vị trí: Đường sau, đường giữa, đường trước trên bình diện chụp nghiêng trong mổ. Đốt sóng cao tần, tần số (Thường dùng tần số 2) , mỗi vị trí đốt khoảng 6 giây, xoay kim 360 º
+ Rút kim và băng vết chọc kim
+ Bệnh nhân được đeo Collar cứng trong vòng 2 tuần sau mổ
– Quy trình tạo hình nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng
+ Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng sấp.
+ Khảo sát cột sống của bệnh nhân dưới màn huỳnh quang ở hai tư thế trước sau và tư thế bên. Hoặc quan sát ở góc chếch 45 để hình dung ra hình ảnh “cổ chú”: quan sát diện khớp trên và dưới, cung sau và các thành phần gian khớp.
+ Dùng kim thăm dò để xác định đường vào đĩa đệm. Điểm vào ngoài da cách 8-10cm so với đường giữa ở bên đau chiếm ưu thế.
+ Gây tê tại chỗ ở ngoài da và sâu trong mô mềm.
+ Sử dụng kim thăm dò 17G để dẫn đường vào đĩa đệm, vời đường tiếp cận sau bên ngoài cuống sống (cách 10cm so với đường giữa, ở góc chếch 35°).
+ Đường vào của kim thăm đặt ở chỗ tiếp giáp giữa bao xơ và nhân nhầy. Ở tư thế trước sau, đầu kim thăm nằm ở giữa đường bao quanh giữa hai cuống.
+ Bơm thuốc cản quang để kiểm tra tính nguyên vẹn của bao xơ, đảm bảo cho thành công.
+ Kim tái tạo được đặt vào trong lòng kim thăm sao cho đầu kim ở sâu hơn so với đầu kim thăm 5mm ( khoảng cách tối thiểu để quá trình phân chia hoạt động bên trong nhân nhầy).
+ Kim tái tạo được đâm qua bao xơ đến bên đối diện. Độ sâu tối đa của kim tái tạo được dừng lại bởi trục bánh xe ở gốc kim
+ Kim tái tạo được nối với máy phát sóng cao tần và năng lượng được đặt ở mức 2 (125V-52 C). Quá trình giải phóng được tiến hành bởi phương pháp bóc tách trong 8 giây.
+ Tất cả có 6 kênh được tạo ra ở các vị trí 12, 2, 4, 6, 8 và 10 giờ.
+ Kết quả cuối cùng là tạo nên một khoảng trống hình trụ bên trong đĩa.
+ Rút kim, băng vết chọc kim.
Quy trình theo dõi bệnh nhân sau can thiệp
– Bệnh nhân cần được khám định kỳ sau 1, 3, 6, và 12 tháng.
– Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đau do thoát vị cổ trước và sau điều trị dựa vào thang điểm VAS, chức năng cột sống cổ dựa vào NDI, hiệu quả phương pháp điều trị dựa vào MacNab có cải tiến.
– Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đau do thoát vị thắt lưng trước và sau điều trị dựa vào thang điểm đau VAS, chức năng cột sống lưng dựa vào ODI, hiệu quả phương pháp điều trị dựa vào MacNab có cải tiến.
Tất cả BN đều được xuất viện một ngày sau can thiệp, nhưng thời gian BN thực sự trở lại với công việc thường ngày trung bình là 10 ngày. Đây là ưu điểm nổi trội của phương pháp vì giúp cho BN sớm tái hòa nhập cuộc sống, trả lại sức lao động cho xã hội.
Hạn chế của phương pháp là chỉ ứng dụng được trong những trường hợp thoát vị nhỏ và phụ thuộc nhiều vào độ thoái hóa đĩa đêm. Giá thành điều trị còn tương đối cao là một trong những trở ngại lớn của kỹ thuật.
(Nguồn: Nguyễn Văn Thạch và cộng sự (2011) “Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống” Đề tại độc lập cấp nhà nước, Bệnh viện HN Việt Đức)
Phung xuan mai, maimba@icloud.Com hoi : Chi phi ? Bao lau thi benh tai fat tro lai ? :
Bệnh thoái hóa cột sống – điều trị bằng sóng cao tần (teo đĩa đệm) tại BV Việt dức – http://www.thuocdaulung.com
http://youtu.be/njNw0LglRD0